Tỷ lệ gia vị pha nước mắm trộn nộm, trộn gỏi ngon chuẩn vị, trộn gì cũng ngon

Nước mắm trộn nộm, trộn gọi chính là linh hồn của món ăn. Với các gia vị cơ bản như mắm, đường, chanh, ớt, bạn đã có thể tạo ra một bát nước mắm trộn gọi thơm ngon.

Món nộm, món gỏi được làm từ các loại rau củ, một số loại thịt hòa quyện với nước mắm chua ngọt. Món ăn này có hương vị thanh mát, ăn hoài không ngán, có thể dùng làm món ăn chơi hoặc làm món ăn giải ngán trong các bữa ăn. Phần nước mắm chua ngọt chính là linh hồn, là yếu tố quyết định độ ngon của món nộm, món gọi.

Đa số các loại nộm, gỏi đều sử dụng nước mắm chua ngọt. Bạn có thể tham khảo cách làm nước mắm trộn nộm đa năng để dùng cho tất cả các món.

Tỷ lệ gia vị pha nước mắm trộn nộm, trộn gỏi

Với phần nước mắm chua ngọt, bạn sẽ sử dụng các nguyên liệu cơ bản gồm đường, muối, nước mắm, giấm, quất/chanh, ớt, tỏi. 

Tham khảo tỷ lệ các loại gia vị nước mắm trộn nộm, trộn gỏi: 200 gram đường, 9 gram muối hạt; 100 gram nước mắm, 20 gram giấm, 40 gram nước cốt quất/chanh, 5 gram ớt cay và 30 gram ớt ngọt để tạo màu, 20 gram tỏi băm, 50 gram dứa chín. Tùy theo độ chua của giấm, quất/chanh, bạn có thể gia giảm lượng gia vị này. 

Để tạo thêm độ thơm ngon cho phần nước mắm, hãy thêm dứa chín. Nếu không có nguyên liệu này hoặc không thích vị dứa, có thể bỏ qua nó.

Cách pha nước mắm trộn nộm, trộn gỏi rất đơn giản.

Cách pha nước mắm trộn nộm, trộn gỏi rất đơn giản.

Phần dứa, ớt cay và ớt ngọt có thể đem băm nhỏ hoặc cho vào máy xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp đã xay vào một chiếc nồi. Tiếp đó thêm muối, đường, nước mắm, giấm. Khuấy đều và nấu hỗn hợp trên lửa nhỏ. Khi thấy nước mắm sôi thì tắt bếp.

Chờ cho hỗn hợp nước mắm thật nguội rồi mới cho tỏi băm, chanh/quất vào.

Để hỗn hợp này vào lọ thủy tinh, để ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Nước mắm trộn nộm, trộn gỏi có thể cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Nước mắm trộn nộm, trộn gỏi có thể cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Bạn có thể dùng phần nước mắm đã pha này để trộn nộm, trộn gỏi hoặc dùng để làm mắm chấm gỏi, chấm các món ăn khác đều rất ngon. Nước mắm có hương vị hòa quyền của chua, cay, mặn, ngọt, rất dễ ăn.

Một số mẹo trộn nộm, trộn gỏi không bị chảy nước

- Chọn nguyên liệu

Nguyên liệu tươi ngon là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng của món ăn. Bạn nên chọn các loại rau củ tươi, thịt lợn, thịt bò hay hải sản cũng phải tươi mới nhất.

Các loại rau sống cần được ngâm rửa sạch cẩn thận trước khi làm nộm, gỏi.

- Sơ chế nguyên liệu đúng cách

Các loại rau sống cần được rửa sạch và để ráo hoàn toàn trước khi trộn. Với các loại củ như đu đủ, cà rốt, dưa chuột, nên bào sợi hoặc cắt mỏng, ngâm nước đá khoảng 15 phút rồi bóp với một ít muối. Muối sẽ làm các loại củ quả này tiết ra bớt phần nước. Sau đó, bạn chỉ cần vắt ráo nước của củ quả là được. Cách này sẽ giúp rau củ giòn ngon hơn.

- Bảo quản nguyên liệu đúng cách

Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, nếu chưa ăn ngay, bạn có thể xếp riêng chúng rồi để trong năn mát tủ lạnh. Điều này giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon. Khi ăn thì mới lấy ra để trộn với nước mắm đã pha.

- Trộn nộm, gỏi đúng thời điểm

Bạn không nên trộn nộm, gỏi quá sớm khiến các loại rau củ tiết ra nhiều nước. Trước khi ăn 5-10 phút, bạn mới cho nước mắm vào trộn đều cùng với các nguyên liệu. Thời gian này đủ để nguyên liệu ngấm gia vị và giữ được độ giòn. Phần lạc rang sẽ cho vào cuối cùng để lạc không bị ỉu.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ty-le-gia-vi-pha-nuoc-mam-tron-nom-tron-goi-ngon-chuan-vi-tron-gi-cung-ngon-855335.html