Dân gian có câu "Da thịt thơm nên muỗi đốt" có đúng không? Làm sao tránh bị muỗi đốt?

Có những người hay bị muỗi đốt hơn một số người khác, đó là ngẫu nhiên hay có lý do gì?

Có phải da thịt thơm thì hay bị muỗi đốt? 

Nhiều người khi đi chung với người khác thì luôn bị muỗi đốt hơn người khác. Và dân gian cho rằng có hiện tượng đó là do những người này có da thịt thơm hơn. Vì thế nên người ta cho rằng trẻ nhỏ hay bị muỗi đốt hơn người lớn vì trẻ con da thịt thơm và mềm mượt hơn nên thu hút muỗi hơn.

Tuy nhiên theo phân tích đặc điểm sinh học thì điều này không đúng. Muỗi là động vật có cơ quan cảm thụ ở râu, để có thể phát hiện ra "con mồi". Tuy nhiên bộ phận cảm thụ này của muỗi lại rất nhạy cảm với các mùi thơm như tinh dầu chanh sả, tràm, bạc hà, cam quýt, ngải cứu... Thế nên việc nói da thịt thơm khiến thu hút mũi không có cơ sở, và chữ thơm ở đây không rõ nghĩa, nếu chữ thơm đối nghịch chữ hôi thì có lẽ không đúng. Có lẽ chữ thơm ở đây nên được hiểu là đặc trưng da đó thu hút muỗi và muỗi dựa vào đó nhận ra con mồi.

Cơ thể ai cũng sẽ tiết ra một thành phần là pheromone và  đây là chất dẫn dụ muỗi tới. Tuy nhiên ở mỗi người tiết ra những chất pheromone khác nhau nên có người thu hút muỗi người không. Do đó mùi thơm trong câu nói dân gian  thực chất là mùi mà muỗi thích không phải mùi thơm như mũi người cảm nhận. 

Muỗi hay đốt một số người và một số lại ít bị

Muỗi hay đốt một số người và một số lại ít bị "tấn công" hơn

Trong tự nhiên muỗi cũng là động vật tiết ra pheromone để thu hút bạn tình và thường muỗi đực sẽ bay thành vòng tròn vào sáng và tối đồng thời tiết ra pheromone để thu hút muỗi cái.

Ngoài yếu tố mùi thì muỗi còn nhận biết con mồi thông qua nhiệt độ. Những người có thân nhiệt cao dễ thu hút muỗi hơn. Một số loài muỗi thích đốt ở đầu và vai trong khi những con muỗi khác thích bàn chân và mắt cá chân.

Ngoài ra muỗi cũng còn dựa vào nồng độ carbon dioxide (CO2) để tìm ra con mồi để đốt. Khi con người thở thì thải ra CO2 nhưng chúng không hòa tan ngay khi mới ra khỏi cơ thể mà hình thành dạng chùm khí nên muỗi bay theo. Chính nguồn CO2 này khiến muỗi nhận ra con người để bay tới. Muỗi có thể phát hiện ra nguồn CO2 từ khoảng cách 50m và bay theo, khi thấy mật độ CO2 cao.

Một số mùi thơm có thể đuổi muỗi

Một số mùi thơm có thể đuổi muỗi

Ngoài ra còn những yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới việc thu hút muỗi như mồ hôi, màu sắc cơ thể, nhiệt độ, kết cấu da, loại và lượng vi khuẩn sống trên da, phụ nữ đang mang thai, khí carbon dioxide, rượu hoặc chế độ ăn uống. 

Người ta nhận thấy rằng những người mà trên da có axit lactic và amoniac -những chất hay có sau khi tập thể dục hoặc khi vận động ra mồ hôi nhiều cũng sẽ thu hút muỗi nhiều hơn. Những người có hệ vi khuẩn trên da nhiều thi cũng ít hấp dẫn muỗi hơn, yếu tố này do di truyền, tuổi tác và hệ miễn dịch.

Do đó có nhiều yếu tố để muỗi tìm ra con mồi chứ không chỉ là do mùi của da thịt.

Mách mẹo tránh bị muỗi đốt

Bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo sau:

- Khi đi ngoài nắng về, khi nằm trong phòng nhiệt độ cao, khi tập thể dục xong hãy lau khô mồ hôi, vận động để giảm lượng axit lactic trên da để không thu hút muỗi

- Có thể xịt tinh dầu thơm lên quần áo bao gồm các loại tinh dầu muỗi sợ như  sả, chanh, bạc đàn chanh... vì muỗi sợ những mùi này

- Nên mặc quần áo dài che chân che tay khi ra ngoài đường, khi trời chập choạng tối

- Trong nhà có thể đốt xông vỏ bưởi, sả, ngải cứu để đuổi muỗi

- Hãy xông xịt tinh dầu, lau sàn nhà cho thơm cũng sẽ khiến muỗi sợ

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/dan-gian-co-cau-da-thit-thom-nen-muoi-dot-co-dung-khong-lam-sao-tranh-bi-muoi-dot-846990.html