Ở đời, ít nghe ít để tâm lời nói của 2 người này thì sẽ bớt muộn phiền nhưng chúng ta lại hay nghe

Những lời nói này mà bạn để tâm thì ngày càng khổ và sẽ thấy cuộc đời không thể dứt ra khỏi muộn phiền.

Lời nói của thiên hạ

Thiên hạ là ngoài kia những người đâu đó ở đầu chợ, người ở cuối làng, người vừa lướt ngang qua cũng có thể đưa ra câu nói nhận xét về ta. Những lời nói của họ có thể khen, có thể chê, có thể chỉ phiến diện trong 1 hành động vừa xảy ra. Thế nhưng đôi khi chúng ta lại bị tổn thương sâu sắc bởi lời nói của họ và ghim mãi trong lòng, để tâm mãi. Ví như sáng nay ra chợ vừa lướt ngang qua thì nghe tiếng người ta nói "Cái con bé đấy sao trông cái gò má nhọn hoắt, ai dám lấy", quay ngang quay ngửa không biết ai vừa nói, cũng không chăc có phải họ nói mình không nhưng vì mình gò má cao nên cứ đinh ninh họ nói mình, thế rồi về nhà mất ăn mất ngủ, cảm thấy tổn thương nghiêm trọng, tủi thân bội phần rồi suy diễn đường tình duyên của mình lận đận chắc vì cái gò má... Thế là bỗng dưng ta cho thiên hạ cái quyền làm cho ta đau khổ.

Lời nói của thiên hạ có thể khiến nhiều người khổ mãi dù chẳng biết người thiên hạ đó là ai

Lời nói của thiên hạ có thể khiến nhiều người khổ mãi dù chẳng biết người thiên hạ đó là ai

Thực ra lời nói của thiên hạ không phải không có cái đúng, cũng không phải hoàn toàn phiến diện. Đôi khi có những lời nói nghe lướt qua bỗng gợi lên trong ta ý tưởng hay cho công việc, cho cuộc sống. Nhưng quá để tâm vào lời thiên hạ tức là chúng ta cho thiên hạ quyền được xúc phạm, được làm tổn thương chính ta.

Thiên hạ lướt ngang qua nhau, nhìn nhau chỉ ở một lát cắt. Thế nên người ta cứ buông câu mà không biết đó là tạo khẩu nghiệp, còn ta cứ ghim vào lòng lời của họ để tự đau đớn.

Lời ác ý của người xung quanh, lời góp ý tranh khôn

Người quanh ta, có người thân có người sơ, có người luôn nói lời thiện lành, có người luôn nói "thối mồm", có người "khẩu xà"... Những lời nói thiện giúp ấm trái tim, những lời nói lạnh làm đóng băng tâm hồn. Nếu đã biết họ ác ý tốt nhất tránh họ ra hoặc bánh bơ mới là tu rèn, còn tại sao lại tiếp tục để họ được đắc ý vì chỉ cần dùng vài lời nói đã hạ gục được ta?

Con người không phải vô cảm, ai cũng có cảm xúc nên nghe họ nói ta sẽ bị tác động. Tuy nhiên người bản lĩnh là phớt lờ được những lời nói của người xung quanh nhất là khi họ ác ý. Ta tự biết ta là ai, không cần thanh minh, cũng không cần người khen ngợi. Lúc đó là tự yên ổn trong chính ta.

Ngoài lời ác ý thì rất nhiều người muốn góp ý và thường xuyên thích góp ý. Có những khi góp ý là tốt nhưng có những khi góp ý để tranh khôn. Hơn nữa trăm người mười ý nên nếu không biết chắt lọc, ta sẽ như con rối, thay đổi theo lời góp ý và cuối cùng ta không còn là ta nữa.

Điều quan trọng nhất là nghe chính mình

Điều quan trọng nhất là nghe chính mình

Người ta cần lắng nghe nhất: Là chính ta

Người mà bản thân ta cần lắng nghe nhất là chính mình, mình đang ghĩ gì, mình muốn gì, lương tâm mình nói gì. Do đó hãy học cách soi vào bên trong, hiểu chính mình hiểu điểm mạnh điểm yếu để từ đó tự biết sửa điểm yếu và hoàn thiện hơn điểm mạnh, để khi nghe ai nói gì ta thanh thảnh mỉm cười, biết vì sao người chê, vì sao người khen. Đừng đau khổ dằn vặt vì người chê, đừng hả hê sung sướng vì người khen. Ta biết ta ở đâu đó mới thực sự là bình yên. Ta hiểu chính mình tự chịu trách nhiệm, tự lắng nghe chính mình thì sẽ không bị dao động, không giống như con người bị tứ mã phanh thây bởi nghe mỗi người nói một kiểu.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/o-doi-it-nghe-it-de-tam-loi-noi-cua-2-nguoi-nay-thi-se-bot-muon-phien-nhung-chung-ta-lai-hay-nghe-845086.html