Bát hương “dính” điều phạm này bảo sao cả nhà lục đục, cày cuốc mãi không có tiền

Nhiều người cho rằng bát hương có hiện tượng bị nứt vỡ là điềm không may mắn. Nó cảnh báo gia đình có thể gặp nhiều tai ương trong thời gian tới, đặc biệt về mặt âm phần mồ mả.

Dấu hiệu bất thường trên bát hương

Bát hương xê dịch

Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ và không nên di chuyển trong suốt năm, kể cả khi lau dọn vào cuối năm. Khi dọn bàn thờ, gia chủ cần dùng khăn và tay sạch để lau bát hương, tránh làm xê dịch vị trí của nó.

Vào dịp cuối năm, gia chủ có thể tỉa bớt chân hương để bát hương gọn gàng hơn. Phần chân hương đã rút ra nên được dọn dẹp sạch sẽ và đốt hết. Giữ lại một số chân hương (số lẻ) trong bát hương sẽ giúp gia đình an lành và tài lộc dồi dào.

Bát hương bị đặt chông chênh

Bát hương không vũng chắc

Bát hương không vũng chắc

Bát hương là vật linh thiêng trên bàn thờ, cần đặt ở vị trí cố định. Gia chủ không nên đặt bát hương chông chênh, lệch sang trái hay sang phải. Đây đều là điều đại kỵ.

Bát hương làm bằng đá

Bát hương làm bằng đá là đại kỵ trong thờ cúng tại gia đình. Chỉ có đền chùa miếu mạo mới sử dụng loại bát hương đá trong thờ cúng. Gia chủ cố tình sử dụng bát hương bằng chất liệu này sẽ mang lại điều không tốt, có thể tài lộc trong nhà sẽ trôi đi hết.

Trong bát hương có cát

Dấu hiệu bát hương dính vào đại kị

Dấu hiệu bát hương dính vào đại kị

Nhiều gia đình sử dụng cát bỏ vào bát hương để cắm hương. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Theo phong thủy, cát là thứ bụi bặm, ô uế không được để trong các vật linh thiêng như bát hương. Để cát trong bát hương, gia chủ khó tránh tai ương, xui xẻo.

Gia chủ nên dùng tro rơm bỏ vào trong bát hương. Làm như vậy mới thu hút tài lộc, mang bình an đến cho gia đình.

Lưu ý khi thắp hương trên bàn thờ

Trên bàn thờ gia tiên, thông thường có ít nhất hai bát hương: một bát thờ thần linh và một bát thờ gia tiên. Một số gia đình có thể chỉ dùng một bát hương cho cả hai mục đích tùy theo quyết định của gia chủ. Cũng có những gia đình thờ nhiều hơn, ví dụ như bốn bát hương, phân chia rõ ràng cho từng đối tượng như Tổ cô, ông Mãnh, Thổ Công và gia tiên.

Theo quan niệm dân gian phổ biến, ba bát hương là sự lựa chọn thường thấy: bát hương thờ Tổ cô và ông Mãnh đặt bên trái, bát hương thờ Thổ Công và thần linh ở giữa, và bát hương thờ gia tiên đặt bên phải.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/bat-huong-dinh-dieu-pham-nay-bao-sao-ca-nha-luc-duc-cay-cuoc-mai-khong-co-tien-843954.html