4 đại kỵ khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 không nên mắc để tránh gặp điều xui rủi

Trong quá trình bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 Âm lịch cần tránh 4 đại kỵ dưới đây:

1. Cẩn thận để không làm đổ vỡ đồ thờ cúng

Trong các nghi lễ thờ cúng, sự cẩn trọng và khéo léo luôn được đặt lên hàng đầu. Việc làm đổ vỡ đồ thờ cúng, dù vô tình hay cố ý, đều bị coi là đại kỵ, ngụ ý mang lại điềm xấu. Mặc dù quan niệm này chưa được chứng minh cụ thể, nhưng trong quá trình bao sái ban thờ vào dịp Rằm tháng 7, gia chủ nên cẩn thận để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn, bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”

Việc làm đổ vỡ đồ thờ cúng, dù vô tình hay cố ý, đều bị coi là đại kỵ, ngụ ý mang lại điềm xấu

Việc làm đổ vỡ đồ thờ cúng, dù vô tình hay cố ý, đều bị coi là đại kỵ, ngụ ý mang lại điềm xấu

2. Không dùng rượu gừng, dung dịch tẩy rửa hóa học để bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 Âm

Nhiều người tin rằng rượu gừng có thể giúp bao sái ban thờ sạch sẽ và thơm tho hơn nhờ tính sát trùng và mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, rượu gừng có tính nóng cao, và các dung dịch tẩy rửa hóa học như nước lau kính hay xà phòng pha loãng có thể làm hại bề mặt bàn thờ, đặc biệt là các bàn thờ bằng gỗ.

Thay vì sử dụng rượu gừng hay các dung dịch hóa học, bạn nên sử dụng nước ngũ vị hương đã đun sôi để nguội. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có sẵn các loại nước thơm chuyên dùng để bao sái ban thờ, chứa các thành phần thảo dược quý như bồ kết, bồ đề tâm, ngọc am thiện, trầm hương... giúp cho việc bao sái trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

3. Không được làm xê dịch bát hương khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 Âm

Một trong những điều cấm kỵ lớn nhất khi bao sái ban thờ là không được làm xê dịch bát hương. Bát hương là nơi linh thiêng nhất trên ban thờ, đại diện cho sự kết nối giữa âm dương và là nơi gia chủ gửi gắm tâm tư nguyện vọng tới tổ tiên. Vì vậy, bát hương cần được giữ nguyên vị trí ban đầu để đảm bảo sự an yên và ổn định trong phong thủy không gian thờ tự.

4. Khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 Âm không được sai thứ tự bài vị

Trong quá trình bao sái, việc lau dọn bài vị cũng cần phải tuân theo đúng thứ tự. Nếu trên ban thờ có thờ Phật, bài vị của Thần Phật phải được lau trước, sau đó mới đến bài vị của tổ tiên. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn đảm bảo sự hài hòa trong không gian thờ cúng.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/4-dai-ky-khi-bao-sai-ban-tho-cung-ram-thang-7-khong-nen-mac-de-tranh-gap-dieu-xui-rui-842414.html