Rau ngót ngon bổ nhưng có 4 điều cấm kỵ khi ăn, biết để tránh rước bệnh

Rau ngót được coi là loại rau khá lành tính nhưng cũng có một số điều cần phải lưu ý khi sử dụng.

Rau ngót là một trong những loại rau bình dân, phổ biến, có thể dễ dàng mua được ở các chợ, siêu thị. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính hàn; nấu chín sẽ giảm bớt tính lạnh. Loại rau này có tác dụng hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu...

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rau ngót giàu đạm thực vật, nhiều vitamin C, giàu chất xơ tốt cho sức khỏe.

Một số lợi ích của rau ngót đối với sức khỏe

- Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, tăng tiết nước bọt, lợi tiểu...

- Hạ huyết áp

Chất papaverin trong rau ngót có tác dụng làm giãn mạch, chống co thắt cơ trơn nhờ đó giảm huyết áp. Đây là loại rau tốt cho những người bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch...

Rau ngót chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, có lợi cho sức khỏe.

Rau ngót chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, có lợi cho sức khỏe.

- Tăng tiết sữa với phụ nữ sau sinh

Rau ngót chứa estrogen có tác dụng tăng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Nhờ đó, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất sữa mẹ nhiều hơn, có lợi cho các bà mẹ sau sinh cho con bú.

- Giảm lượng đường trong máu

Nghiên cứu cho thấy trong rau ngót có chứa chất giúp giảm đường huyết, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Bổ sung vitamin C và các chất chống oxy hóa

Rau ngót chứa nhiều vitamin C có tác dụng tốt đối với hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin C cũng là một chất cần thiết cho quá trình tái tạo collagen giúp da căng mịn, có sự đàn hồi tốt và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương.

Một số chất chống oxy hóa khác trong rau ngót có khả năng bảo vệ tế bào của cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, giúp chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật.

Một số cấm kỵ khi ăn rau ngót

Khi sử dụng rau ngót, bạn cũng cần chú ý một số điều nhất định để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Khi sử dụng rau ngót, bạn cũng cần chú ý một số điều nhất định để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

- Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót

Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng lại không phù hợp với người đang mang thai. Chất papaverin trong rau ngót có tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Phụ nữ mang thai sử dụng nhiều rau ngót có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Đặc biệt, rau ngót sống có độc tính càng mạnh.

- Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi

Nghiên cứu cho thấy rằng rau ngót có thể gây ra các tác dụng phụ như khó thở, kém ăn, khó ngủ đối với một số đối tượng, nhất là những người có thể chất yếu, người cao tuổi.

Các tác dụng phụ này có thể giảm đi khi rau ngót được nấu chín.

Những người có tiền sử chán ăn, mất ngủ, người cao tuổi không nên ăn rau ngót sống; nếu ăn rau ngót chín cũng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải.

- Người còi xương, loãng xương, thiếu canxi

Rau ngót có chứa canxi nhưng cũng chứa cả glucocorticoid. Glucocorticoid là một chất có khả năng cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu canxi, còi xương, loãng xương không nên ăn quá nhiều rau ngót.

- Không ăn quá nhiều rau ngót

Rau ngót có tác dụng giải động, nhuận trạng, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, hạ sốt... Tuy nhiên, sử dụng rau ngót quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng rau ngót vừa phải. Mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 50 gram rau ngót.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/rau-ngot-ngon-bo-nhung-co-4-dieu-cam-ky-khi-an-biet-de-tranh-ruoc-benh-842249.html