Tỉnh nào ở Việt Nam không có biển, không có rừng cũng không có núi? Ráp ngay Hà Nội nhiều người không biết

Việt Nam rừng vàng, biển bạc nhưng vẫn có tỉnh không có biển mà cũng không có rừng, có núi. Đó là tỉnh nào?

Tỉnh nào không có biển, không có rừng và cũng không có núi ở nước ta?

Hưng Yên chính là đáp án của câu hỏi này. Nó nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với diện tích 930,22 km2, dân số gần 1,2 triệu người. Hưng Yên có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung cũng như phát triển về du lịch nói riêng.

Danh xưng Hưng Yên ra đời từ năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào thời gian năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831). Thế kỷ XVI - XVII, vùng đất Hưng Yên đã được biết đến qua địa danh Phố Hiến với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến lúc bấy giờ chính là thương cảng nổi tiếng, lớn nhất Đàng Ngoài, ở đó có hoạt động buôn bán, giao thương sầm uất với rất nhiều nước trên thế giới và đã nhanh chóng trở thành chốn phồn hoa đô hội - một tiểu Tràng An.

Hưng Yên chính là đáp án của câu hỏi này.

Hưng Yên chính là đáp án của câu hỏi này.

Là tỉnh không hề có tài nguyên rừng, núi và biển nhưng Hưng Yên lại mang đậm trong mình những truyền thống văn hóa, văn hiến của đất nước. Hiện nay, tỉnh có hơn 1.802 di tích, trong đó có 2 di tích được xếp vào hạng di tích quốc gia đặc biệt đó là khu di tích Phố Hiến và chùa Thái Lạc. Tỉnh cũng có 03 bảo vật quốc gia, 168 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Hiện Hưng Yên đứng thứ 3 cả nước về số lượng các di tích được xếp hạng cấp quốc gia, sau Hà Nội và Bắc Ninh. Các di tích và cụm di tích này đã và đang được quy hoạch tổng thể để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Hưng Yên hiện còn lưu giữ gần 400 lễ hội truyền thống đặc sắc, trong đó có 3 lễ hội đã được bảo tồn theo dự án văn hóa phi vật thể. Bao gồm:

- Lễ hội đền Đậu An ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ để tưởng nhớ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các vị thần tiên đã khai phá, mở rộng đất đai cho cư dân trong vùng;

- Lễ rước nước ở tại đền Đa Hòa, xã Bình Minh, đền Hóa, xã Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu hay còn gọi là Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất trong cả nước;

- Lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm để thể hiện ước vọng của cư dân nông nghiệp.

Hưng Yên cũng là vùng đất hiếu học

Hưng Yên cũng là một trong những vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và ý chí vượt khó

Hưng Yên cũng là một trong những vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và ý chí vượt khó

Hưng Yên cũng là một trong những vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và ý chí vượt khó. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, vùng đất Hưng Yên thời nào cũng có nhiều hào kiệt, danh nhân văn hóa trên nhiều lĩnh vực.

Trong huyền sử, có Chử Đồng Tử đã được phong thánh trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian nước ta. Trong gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến của Việt Nam (1075 - 1919), Hưng Yên có đến 8 trạng nguyên trong tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Gần 10 thế kỷ khoa bảng thuộc Nho giáo, Hưng Yên cũng đóng góp tới 205 tiến sỹ được ghi danh trên bia Văn miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội và 228 người đỗ đại khoa được ghi danh ở Văn miếu Xích Đằng - Hưng Yên...

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/tinh-nao-o-viet-nam-khong-co-bien-khong-co-rung-cung-khong-co-nui-rap-ngay-ha-noi-nhieu-nguoi-khong-biet-836479.html