Thức ăn chưa hết, nhớ làm cách này để bảo quản được lâu, không lo biến chất, giữ nguyên mùi vị

Thức ăn thừa nếu biết bảo quản sẽ dùng lại vừa ăn toàn không sợ mất mùi vị lại tiết kiệm

Hầu như các gia đình đều có lượng thức ăn thừa nhất định. Bỏ đi thì lãng phí nhưng nếu không biết cách bảo quản sẽ ảnh hưởng chất lượng và mùi vị. Do đó mẹo bảo quản thức ăn rất cần thiết cho nhiều người. Muốn đảm bảo giữ thức ăn thừa được ngon hãy nhớ những mẹo sau: 

Cất vào tủ lạnh càng sớm càng tốt

Sau khi ăn không hết chớ nên chần chừ, nên cho chúng vào bảo quản nhiệt độ thấp càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên bạn cần để nó nguội thay vì cất ngay khi chúng còn nóng. Thức ăn cần được làm nguội đến nhiệt độ an toàn (dưới 5°C) trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Muốn thức ăn nguội nhanh nên chia thức ăn vào nhiều khay nhỏ, để giúp làm nguội nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các hộp đựng nhỏ hoặc túi ziplock để chia nhỏ thức ăn. Thức ăn nên được làm nguội nhanh và cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ đồng hồ. 

Hãy xếp thức ăn gọn gàng

Hãy xếp thức ăn gọn gàng

Dùng hộp đựng chất lượng

Để không ảnh hưởng mùi vị chất lượng thực phẩm thì nên đựng trong những hộp nhựa tốt hoặc hộp sứ, hộp thủy tinh. Không chọn hộp nhựa 1 lần đê bảo quản thức ăn. Dùng hộp có nắp kín ngăn vi khuẩn và ngăn lẫn mùi với thực phẩm khác. Chọn các hộp đựng bằng nhựa không chứa BPA, thủy tinh hoặc inox để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe.

Cách xếp thức ăn trong tủ lạnh

Khi cho thức ăn vào tủ lạnh nên chú ý sắp xếp cho an toàn tránh để thực phẩm rơi vào nhau. Bạn cần giữ tủ ở nhiệt độ dưới 5°C. Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên bằng nhiệt kế thực phẩm để biết chắc nhiệt độ luôn ổn định.

Hãy xếp thức ăn thừa vào kệ giữa hoặc kệ dưới của tủ lạnh, nơi có nhiệt độ lạnh nhất và ổn định nhất. Tránh để thức ăn thừa ở cánh tủ lạnh vì nhiệt độ ở đó thường không ổn định, dễ khiến thức ăn bị hỏng.

Đông lạnh khi cần bảo quản lâu

Muốn giữ thức ăn lâu thì cần cấp đông trong tủ đá. Thức ăn khi cho vào cấp đông cũng cần làm nguội tránh sốc nhiệt. Để nhớ thức ăn cấp từ đâu tránh dùng lâu thì nên ch vào túi và ghi ngày tháng cấp đông. 

Nên chia từng hộp và ghi chú ngày tháng khi cấp đông

Nên chia từng hộp và ghi chú ngày tháng khi cấp đông

Rã đông đúng kiểu

Khi cần dùng thì nên rã đông đúng cách. Tốt nhất nên cho thức ăn vào ngăn mát để rã đông từ từ tránh nhiễm khuẩn. Trong trường hợp cần rã đông nhanh, bạn có thể sử dụng lò vi sóng. Lưu ý dùng chế độ rã đông để tránh làm chín thức ăn không đều. Không nên rã đông thức ăn ở nhiệt độ phòng vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng.

Hâm nóng lại thức ăn đúng kiểu

Hâm nóng thức ăn  giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn giữ được hương vị thơm ngon. Nhiệt độ thức ăn cần đạt ít nhất 75°C để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra. Nếu hâm trên bếp hãy dùng muỗng, đũa đảo đều hoặc lật đều các mặt để hâm đều. Hoặc hãy dùng lò vi sóng để hâm thức ăn. 

Không bảo quản quá hạn

- Thức ăn nấu chín có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày. Nếu đông lạnh, thức ăn có thể được bảo quản từ 2 đến 6 tháng tùy loại.

- Hải sản và thịt nấu chín nên được sử dụng trong vòng 1 đến 2 ngày khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và từ 2 đến 3 tháng khi đông đá.

Khi cất thức ăn trong tủ lạnh nên chú ý cần đậy kín và bảo đảm dọn dẹp tủ lạnh sạch sẽ thường xuyên để tránh mùi hôi tủ ảnh hưởng tới thức ăn cất trong đó.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/thuc-an-chua-het-nho-lam-cach-nay-de-bao-quan-duoc-lau-khong-lo-bien-chat-giu-nguyen-mui-vi-835609.html