Hiện tượng say sắn là gì? Mách bạn mẹo ăn sắn không bao giờ bị say

Say sắn là hiện tượng có thể nguy hiểm tới sức khỏe do đó bạn cần phải chú ý khi chế biến và ăn.

Củ sắn hay còn gọi củ khoai mì là thực phẩm rẻ tiền phổ biến. Sắn cũng rất giàu dinh dưỡng, thành phần trong sắn là tinh bột, protein, chất xơ... Đặc biệt củ sắn ngày xưa là món ăn chống đói thì giờ sắn trở thành món "ăn chơi" thú vị. Sắn được dùng để làm món xôi sắn, chè sắn, sắn luộc, sắn hấp...

Sắn cũng được nghiền thành bột ngâm và lọc qua nhiều lần nước để làm bột sắn. Bột sắn được dùng làm nguyên liệu để nấu ăn, chế biến các loại bánh như bánh bột lọc, trân châu...

Củ sắn chế biến nhiều món ngon nhưng lại có độc tố dẫn tới ngộ độc

Củ sắn chế biến nhiều món ngon nhưng lại có độc tố dẫn tới ngộ độc

Tuy nhiên sắn tự nhiên đã có chất độc tự nhiên là acid cyanhydric của củ sắn nằm ở hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn. Chất độc này có thể giết người với hàm lượng nhỏ.

Nhiều người khi ăn sắn thường có biểu hiện say là nôn, hoa mắt chóng mặt, đau bụng. Đó là hiện tượng bị ngộ độc sắn.

Cách dùng củ sắn để không bị say

Khi mua sắn về cần sơ chế cẩn thận. Bạn nên cắt bỏ hai đầu củ sắn vì đó là vị trí tích trữ nhiều độc tố nhất. Bỏ vỏ trươc khi luộc, bỏ xơ, ngâm sắn vào trong nước khoảng 2-4 tiếng. Ngâm sắn trong nước sẽ giúp loại bỏ độc tốt. Nếu có nước gạo thì ngâm sắn vào nước gạo là tốt nhất. Nếu thấy sắn chảy nhựa đen ở đầu củ thì nên bỏ không nên ăn.

Để ăn sắn ngon không say thì cần ngâm sắn trước khi chế biến

Để ăn sắn ngon không say thì cần ngâm sắn trước khi chế biến

Tuyệt đối không ăn sống của sắn. Khi nấu chín chất độc bay hơi nên giảm độc tố. Khi chế biến cần nấu chín và nên mở vung khi nấu để chất độc bay hơi. 

Khi ăn sắn, kinh nghiệm dân gian là chấm đường vừa ngon vừa chống say. Thực chất đường giúp cho việc hấp thụ sắn chậm hơn. 

Sắn là món ăn ngon nhưng ăn nhiều có thể gây bất lợi cho tiêu hóa vì thế dù thích ăn bạn cũng chỉ nên ăn vừa phải mỗi lần, việc ăn nhiều cũng tăng nguy cơ ngộ độc.

Những đối tượng nhạy cảm thì không nên ăn sắn như trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, những người già, người tiêu hóa kém.

Trong các loại sắn thì sắn cao sản và sắn đắng năng suất cao nhưng lại nhiều acid cyanhydric. Do đó tuyệt đối tránh ăn loại sắn này.

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/hien-tuong-say-san-la-gi-mach-ban-meo-an-san-khong-bao-gio-bi-say-832058.html