Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường giòn ngon chống ngán hiệu quả

Nổi tiếng là món ăn truyền thống của người Việt Nam, cách làm củ kiệu ngâm nước mắng đường cũng không quá phức tạp. Chỉ với vài công đoạn đơn giản, bạn đã có thể tạo nên món ăn kèm chua ngọt, giòn ngon chống ngán hiệu quả cho bữa cơm gia đình.

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường được nhiều người tìm hiểu
Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường được nhiều người tìm hiểu

1. Giá trị dinh dưỡng nổi bật có trong củ kiệu 

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường là một trong số những cách làm có thể giữ được gần như toàn bộ dưỡng chất ở trong thực phẩm này. Các nghiên cứu chỉ ra, trong củ kiệu có chứa một vài dưỡng chất nổi bật như:

Nhờ đó, thực phẩm này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe: 

2. Chuẩn bị nguyên liệu làm củ kiệu ngâm mắm đường

Cách làm củ kiệu ngâm mắm đường yêu cầu nguyên liệu chuẩn bị tương đối đơn giản: 

Nguyên liệu để làm món củ kiệu ngâm mắm đường không quá phức tạp
Nguyên liệu để làm món củ kiệu ngâm mắm đường không quá phức tạp

Mẹo lựa chọn củ kiệu tươi ngon:

Mẹo lựa chọn cà rốt tươi ngon:

Lựa chọn được nguyên liệu chất lượng đồng nghĩa với việc bạn có thể hoàn thành đến 50% cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường.

3. Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường ngon bất bại

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường tuy không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Vì thế, bạn cần phải thực hiện tuần tự theo từng bước hướng dẫn dưới đây: 

3.1. Sơ chế nguyên liệu

Đối với món ăn này, khâu sơ chế nguyên liệu tốn khá nhiều thời gian và đóng vai trò tương đối quan trọng. Đầu tiên, bạn sử dụng một chiếc thau lớn, cho vào 1 thìa muối cùng 1 lượng nước ấm vừa đủ. Ngâm củ kiệu trong nước muối ấm vừa pha khoảng 2 tiếng để loại bỏ bụi bẩn và độc tố.

Sau đó, bạn dùng dao gọt bỏ phần rễ thừa và bóc lớp vỏ bên ngoài. Tiếp tục ngâm củ kiệu trong một thau nước lạnh khác. Rửa lại củ kiệu một lần nữa với nước để đảm bảo toàn bộ bụi bẩn được loại sạch. 

Đối với cà rốt, bạn cạo lớp vỏ bên ngoài rồi cắt thành từng khúc có độ dài từ 2-3 cm rồi rửa sạch với nước muối và để ráo.

Củ kiệu cần phải được sơ chế cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn
Củ kiệu cần phải được sơ chế cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn

3.2. Phơi nắng củ kiệu

Bạn sử dụng một chiếc mâm lớn. Dàn đều củ kiệu đã rửa ra bề mặt mâm. Sau đó, phơi củ kiệu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 1 ngày. Củ kiệu sẽ khô lại còn khoảng 1/3. Nếu nắng quá gắt, bạn có thể rút ngắn thời gian phơi xuống khoảng nửa ngày.

Củ kiểu phải được phơi nắng để đảm bảo chuẩn vị khi ngâm
Củ kiểu phải được phơi nắng để đảm bảo chuẩn vị khi ngâm

3.3. Rửa củ kiệu lần 2 với giấm

Sau khi phơi khô, củ kiệu có thể bị bám bụi bẩn. Vì vậy, bạn dùng dao để loại bỏ lớp màng bên ngoài củ kiệu phòng trường hợp bị bẩn. Rửa củ kiệu với giấm trong khoảng 4-5 phút rồi vớt ra. Ở bước này, bạn không phải rửa lại củ kiệu với nước. Giấm sẽ góp phần giúp món ăn được cân bằng vị và có độ giòn lý tưởng.

Rửa lại củ kiệu một lần nữa để đảm bảo sạch bụi bẩn
Rửa lại củ kiệu với giấm để đảm bảo sạch bụi bẩn sau khi phơi

3.4. Pha nước mắm đường

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường có hương vị như thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào công thức pha nước nắm đường. 

Bạn pha hỗn hợp 250g đường, 150ml nước mắm vào trong một chiếc nồi sạch. Bắc nồi lên bếp đun lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội.

Nước mắm đường chính là linh hồn quyết định món ăn ngon hay không
Nước mắm đường chính là linh hồn quyết định món ăn ngon hay không

3.5. Ngâm củ kiệu

Đây là bước cuối cùng trong cách làm củ kiệu ngâm nước mắm. Bạn sử dụng hũ thuỷ tinh sạch và thực hiện ngâm như sau: 

Dùng đũa xếp củ kiệu vào hũ. Cứ mỗi lớp củ kiệu bạn lại xếp xen kẽ một lớp cà rốt. Bạn tiếp tục làm cho đến khi hết toàn bộ nguyên liệu. Sau đó rưới nước mắm đường đầy hũ. Cuối cùng đậy nắp thật kín và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Ngâm củ kiệu trong lọ thuỷ tinh kín để đảm bảo chất lượng
Ngâm củ kiệu trong lọ thuỷ tinh kín để đảm bảo chất lượng

3.6. Thành phẩm

Củ kiệu có thể ăn được chỉ sau 3-4 ngày. Sau khi hoàn thành, củ kiệu có chút vị hăng, cay nồng kết hợp cùng mặn ngọt của nước mắm đường tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn truyền thống. 

Lưu ý khi sử dụng: Những người nhiều khí hư, thường xuyên nóng trong nên hạn chế ăn món này bởi chúng có thể gây hư tổn khí huyết, nóng gan. Hay những người đang mang bầu cũng không nên ăn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Củ kiệu ngâm nước mắm đường là món ăn dinh dưỡng, chống ngán hiệu quả cho những bữa cơm gia đình. Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm cũng không tốn quá nhiều thời gian. Bạn có thể tranh thủ vào thời gian rảnh rỗi để làm món ăn này và bảo quản dài ngày cho cả gia đình thưởng thức.. 

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cach-lam-cu-kieu-ngam-nuoc-mam-duong-gion-ngon-het-xay-814186.html