Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhau?

Làm thế nào để phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học? Da bạn phù hợp với loại kem chống nắng nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Kem chống nắng vật lý và hóa học   Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhau

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Dưới đây là bảng phân tích và so sánh chi tiết dòng kem chống nắng vật lý với kem chống nắng hóa học.

 

Kem chống nắng vật lý (Sunblock)

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)

Thành phần chính

Titanium dioxide và zinc oxide

Avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,...

Cơ chế hoạt động

Hoạt động theo cơ chế phản xạ ánh sáng.

Nói cách khác, kem chống nắng vật lý sẽ tạo một lớp bảo vệ trên da để chặn lại các tia UV gây hại cho da.

Hoạt động theo cơ chế hấp thu các tia UV gây hại.

Màng lọc của kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ, xử lý và phân hủy các tia này trước khi chúng có thể làm hại đến da

Ưu điểm

Có tác dụng chống nắng ngay khi kem được apply lên da, không cần đợi một khoảng thời gian như kem chống nắng hóa học

Có tác dụng bảo vệ da khỏi các tia UV có trong ánh nắng mặt trời như UVA và UVB

Đa số các thành phần đều rất lành tính nên không gây kích ứng da, phù hợp cả với những bạn có làn da nhạy cảm.

Lớp chống nắng có thể duy trì trong một thời gian dài.

Chất kem mềm mịn, dễ tán và thẩm thấu vào da nhanh hơn, không gây nhờn rít khi sử dụng, thích hợp cho các bạn có làn da dầu và hỗn hợp thiên dầu

Không để lại vệt trắng trên da, có thể sử dụng như kem lót trước khi trang điểm

Có nhiều loại SPF khác nhau để lựa chọn

Có cả loại chống nước và chống mồ hôi, phù hợp sử dụng khi phải hoạt động ngoài trời

Nhược điểm

Không có khả năng chống nước và mồ hôi nên không thích hợp để dùng khi phải hoạt động ngoài trời hoặc với những bạn dễ ra mồ hôi

Chất kem khá dày và đặc, dễ gây bí da và có thể là nguyên nhân gây ra mụn

Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da nên sẽ không phù hợp cho các bạn có làn da ngăm

Có nhiều thành phần là chất hóa học nên dễ gây kích ứng, không phù hợp cho da dầu mụn và da nhạy cảm

Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học nếu không tẩy trang đúng cách sẽ dễ gây ra mụn

Cần phải chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi bôi thì kem mới có tác dụng

Bảng phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Cách lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp

Cần lựa chọn đúng loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình, tránh bị kích ứng và không mang lại hiệu quả.

Kem chống nắng vật lý và hóa học   Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhau

Các loại da

Đặc tính kem chống nắng phù hợp

Da dầu

Đây là làn da tiết dầu thường xuyên, đặc biệt ở vùng chữ T. Khiến da mặt luôn nhờn, rít, bí bách. Vì thế nên chọn kem chống nắng có kết cấu lỏng, hoặc dạng gel thẩm thấu nhanh. Dễ nhận thấy trên bao bì sẽ có ghi: Oil Control, No Sebum, For Oily Skin, Oil Free,...

Da khô

Nên tìm các sản phẩm không chứa cồn và chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm. Ngoài ra, bảng thành phần nên có  ceramides, hyaluronic acid, hoặc glycerin,... để giúp cân bằng độ ẩm và hạn chế tình trạng mất nước, khô da.

Da nhạy cảm

Đây là loại da dễ kích ức, các chị em nào sở hữu làn da này thì hãy tránh xa các loại kem chống nắng hóa học. Vì trong chúng có chứa cồn và các hương liệu dễ gây kích ứng.

Da mụn

Nên sử dụng các loại kem chống nắng vật lý dạng gel, kết cấu mỏng nhẹ, không chứa dầu, giúp da luôn khô thoáng, tránh bít tắc lỗ chân lông.

Top 5 loại kem chống nắng vật lý tốt nhất

Dưới đây là top 5 loại kem chống nắng vật lý tốt nhất, do các chuyên gia đánh giá và đưa ra đề xuất.

1. Kem chống nắng Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit Sun Cream SPF50+/PA++++

- Thương hiệu: SKIN1004

- Phân loại: Dành cho mọi loại da

- Chỉ số chống nắng: SPF50+/PA++++

- Thành phần: Madecassoside, Niacinamide, Zinc Oxide, Titanium Dioxide, chiết xuất từ rau má,...

- Giá thành: 350.000 VNĐ/chai 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý tốt nhất

- Ưu điểm: 

Kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, không gây bết dính hay nhờn rít trên da

Chống nắng tốt

Khả năng kiềm dầu tốt, có cấp ẩm cho da

Có chống nước và chống mồ hôi

Có nâng tone nhẹ

Thành phần lành tính, không chứa cồn hay paraben

- Nhược điểm: 

Mùi hơi nồng, những bạn nhạy cảm với mùi mỹ phẩm nên xem xét trước khi sử dụng

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sử dụng ở bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da buổi sáng, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời từ 15 – 20 phút để kem chống nắng phát huy tối ưu tác dụng.

Sau 2 giờ nên thoa kem lại

2. Kem chống nắng The Saem Eco Earth Power

- Thương hiệu: The Saem (Hàn Quốc)

- Phân loại: Dành cho mọi loại da

- Chỉ số chống nắng: SPF 50+/PA++++

- Thành phần: Zinc Oxide, Titanium Dioxide, chiết xuất từ rau má, lá diếp cá, tinh dầu hoa cúc La Mã, hoa hồng, Epilobium Angustifolium Flower, dầu hạt hướng dương, dầu hạt chùm ngây, hạt hoa cam cúc,...

- Giá thành: 220.000 VNĐ/tuýp 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý tốt nhất

- Ưu điểm: 

Chỉ số chống nắng cao

Chất kem mềm mịn, dễ tán, thẩm thấu nhanh, không gây nhờn rít hay bết dính

Kiềm dầu tốt

Hương thơm nhẹ, phù hợp cho cả những bạn không thích mùi mỹ phẩm

- Nhược điểm: 

Không chống mồ hôi và chống nước

Nếu tán không đều sẽ để lại những vệt trắng trên da

- Hướng dẫn sử dụng: 

Dùng sau các bước dưỡng da và trước khi trang điểm.

Bôi trước khi ra nắng để đạt hiệu quả chống nắng rất tốt.

Bôi một lượng kem vừa phải lên ngón tay trỏ, xoa đều khắp da mặt theo hướng từ trong ra ngoài.

Kem chống nắng The Saem đồng thời cũng là một trong những thương hiệu kem chống nắng Hàn Quốc được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay.

3. Kem chống nắng Innisfree Tone Up No Sebum Sunscreen

- Thương hiệu: Innisfree (Hàn Quốc)

- Phân loại: Dành cho mọi loại da

- Chỉ số chống nắng: SPF50/PA++++

- Thành phần: ZinC Oxide, Titanium Dioxide, tinh chất lá trà, vitamin E, Dimethicone, Sodium Hyaluronate, Caprylyl Glycol, Glyceryl caprylate, butylene Glycol,...

- Giá thành: 250.000 VNĐ/tuýp 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý tốt nhất

- Ưu điểm: 

Chống nắng tốt

Khả năng kiềm dầu tốt, có thể sử dụng thay thế lớp kem lót

Có nâng tone da

Dưỡng ẩm cho da

- Nhược điểm: 

Không có khả năng chống nước và chống mồ hôi

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau các bước trong chu trình chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Bôi tối thiểu trước 15 phút khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

4. Kem chống nắng Bioderma Photoderm Nude Touch SPF 50+

- Thương hiệu:  Bioderma (Pháp)

- Phân loại: Dành cho mọi loại da

- Chỉ số chống nắng: SPF 50+

- Thành phần: Zinc Oxide, chiết xuất bơ hạt mỡ, Titanium Dioxide, Dimethicone, Isododecane, Isostearyl Isostearate, Propylheptyl Caprylate, Dipropylene Glycol, Methyl Methacrylate Crosspolymer,...

- Giá thành: 250.000 VNĐ/chai 40ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý tốt nhất

- Ưu điểm: 

Kết cấu kem dạng lỏng, dễ tán, thẩm thấu nhanh trên da

Thành phần lành tính, không gây kích ứng da

Có khả năng kiềm dầu tốt

Có khả năng che khuyết điểm, không xuống tone da trong một thời gian dài sử dụng

- Nhược điểm: 

Không có khả năng chống nước và mồ hôi

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau các bước trong chu trình chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Bôi tối thiểu trước 15 phút khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

5. Kem chống nắng Cell Fusion C SPF50+/PA+++

- Thương hiệu: Cell Fusion C (Hàn Quốc)

- Phân loại: Dành cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm

- Chỉ số chống nắng: SPF50+/PA+++

- Thành phần: Zinc oxide (kẽm oxit), 12 loại vitamin, Niacinamide, Adenosine, collagen thủy phân,...

- Giá thành: 355.000 VNĐ/ tuýp 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý tốt nhất

- Ưu điểm: 

Kết cấu dạng kem, dễ tán đều, không để lại các vệt trắng, có nâng tone da

Thích hợp cho cả da nhạy cảm

Giữ độ ẩm cho da trong nhiều giờ

Chỉ số chống nắng cao, giúp ngăn ngừa tia UV hiệu quả

- Nhược điểm: 

Khả năng kiềm dầu không tốt lắm

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau các bước chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ vỗ nhẹ đều trên da, không thoa và chà xát mạnh. Vỗ nhẹ mang lại hiệu quả bảo vệ da cao hơn.

Sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng và nên dùng bổ sung sau mỗi 2 tiếng để da được bảo vệ hoàn hảo khỏi tia UV và tác nhân có hại từ môi trường.

Cell Fusion C đồng thời cũng chính là một dòng kem chống nắng phổ rộng, bảo vệ làn da khỏi tác hại của cả tia UVA và UVB. 

Top 5 loại kem chống nắng hóa học tốt nhất

Dưới đây là top 5 loại kem chống nắng hóa học được đông đảo các chị em tin dùng và đánh giá cao nhất.

1. Kem chống nắng La Roche Posay Anthelios Dry Touch Gel Cream

- Thương hiệu: La Roche-Posay (Pháp)

- Chỉ số chống nắng: SPF50+/PA++++

- Thành phần: Tinosorb S, Mexoryl XL, Avobenzone, Octocrylene, La Roche-Posay Thermal Spring Water,...

- Giá thành: 405.000 VND/tuýp 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng hóa học tốt nhất

- Ưu điểm:

Chống nắng tốt, có kiềm dầu và dưỡng ẩm nhẹ cho da, nâng tone da nhẹ nhàng

Chất kem dạng gel, dễ thấm vào da, không gây cảm giác nhờn rít khó chịu

Có chống mồ hôi và chống nước

Phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm

- Nhược điểm: 

Khô nhanh trên da, nếu tán không kịp hoặc không đều tay sẽ để lại các vệt kem khô trên da

Giá thành hơi cao

- Hướng dẫn sử dụng:

Sau các bước làm sạch và chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Nên bôi tối thiểu 20-30 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

2. Kem chống nắng Neutrogena Ultra Sheer Dry Touch SPF 55

- Thương hiệu: Neutrogena (Mỹ)

- Chỉ số chống nắng: SPF 55

- Thành phần: Avobenzone, Oxybenzone, Octocrylene, Homosalate, Ethylhexylglycerin, vitamin A, C và E,...

- Giá thành: 250.000 VNĐ/ tuýp 88ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng hóa học tốt nhất

- Ưu điểm:

Chỉ số chống nắng cao

Chất kem khá đặc nhưng lại thẩm thấu nhanh, không tạo cảm giác nhờn rít trên da, kiềm dầu khá tốt

Có chống mồ hôi và chống nước

- Nhược điểm:

Có mùi hương liệu, không phù hợp với những bạn nhạy cảm với mùi mỹ phẩm

Sản phẩm có chứa cồn

- Hướng dẫn sử dụng:

Sau các bước làm sạch và chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Nên bôi tối thiểu 20 - 30 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

3. Kem chống nắng Biore UV Aqua Rich Watery Essence SPF50+/PA++++

- Thương hiệu: Bioré (Nhật Bản)

- Chỉ số chống nắng: SPF50+/PA++++

- Thành phần: Sodium Hyaluronate, chiết xuất sữa ong chúa, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Ethylhexyl Triazone,

- Giá thành: 135.000 VNĐ/tuýp 50g

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng hóa học tốt nhất

- Ưu điểm: 

Chống nắng tốt

Kết cấu dạng gel-kem dễ tán, thẩm thấu nhanh

Có chống nước và chống mồ hôi

Có thể sử dụng làm kem lót

- Nhược điểm: 

Sản phẩm có chứa cồn

Mùi hương hơi hắc

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau các bước trong chu trình chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Bôi tối thiểu trước 15 phút khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

4. Kem chống nắng A’pieu Pure Block Natural Daily Sun Cream SPF 45/PA+++

- Thương hiệu: A’pieu (Hàn Quốc)

- Chỉ số chống nắng: SPF 45/PA+++

- Thành phần: Octinoxate, Octisalate, Ensulizole, Avobenzone, Tinosorb S, chiết xuất hoa chanh ta, hoa anh đào dại, dưa hấu, hoa đào, hoa táo tây, tinh chất lô hội, tinh chất hoa cam, vitamin E, B5,...

- Giá thành: 170.000 VNĐ/tuýp 50ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng hóa học tốt nhất

- Ưu điểm: 

Chất kem mềm mịn, dễ tán, thẩm thấu nhanh

Chống nắng tốt

Khả năng kiềm dầu tốt, có cấp ẩm cho da

- Nhược điểm: 

Không chống nước và mồ hôi

Nhanh xuống tone da sau khi sử dụng

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau các bước làm sạch và chăm sóc da, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da. 

Nên bôi tối thiểu 15 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

5. Kem chống nắng Avene Very High Protection Emulsion SPF 50+

- Thương hiệu: Avene (Pháp)

- Chỉ số chống nắng: SPF 50+

- Thành phần: Uvasorb HEB, Avobenzone, Tinosorb S và Tinosorb M, Vitamin E, Pre-tocopheryl, Nước khoáng Avene

- Giá thành: 340.000 VNĐ/tuýp 50 ml

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng hóa học tốt nhất

- Ưu điểm: 

Kết cấu kem dạng sữa nên dễ tán, thẩm thấu nhanh

Chống nắng tốt

Lành tính cho da

Có nâng tone da nhẹ nhàng, có thể sử dụng làm kem lót

Có khả năng chống nước, cung cấp độ ẩm cho da

- Nhược điểm: 

Mùi hương còn hơi nồng

- Hướng dẫn sử dụng: 

Sau khi hoàn thành các bước chăm sóc da buổi sáng, lấy một lượng kem khoảng 2-3 đốt ngón tay thoa đều lên da. 

Nên bôi tối thiểu 15 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng ổn định trên da.

>> Tìm hiểu thêm: Top 10 loại kem chống nắng tốt nhất 2022

Kem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhauKem chống nắng vật lý và hóa học có gì khác nhau

Trên đây là toàn bộ thông tin so sánh chi tiết về thành phần, cơ chết hoạt chống nắng, cũng như ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học.

Hy vọng sau bài viết, các bạn đã tìm ra được loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. 

Thùy Linh

Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/kem-chong-nang-vat-ly-va-hoa-hoc-650908.html