1. Người lớn đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của con trẻ
Nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng đáp ứng cho con bất cứ thứ gì con muốn. Nhỏ thì mè nheo đòi bố mẹ mua đồ chơi, lớn thì đòi điện thoại, vật dụng đắt tiền. Khi thứ mình cần đạt được quá dễ dàng, trẻ sẽ ỷ lại vào cha mẹ, không biết trân trọng những gì đang có, dẫn đến thái độ vô tâm, vô cảm, chỉ nghĩ đến bản thân. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên ngay lập tức mua hoặc thay mới mọi thứ theo yêu cầu của con. Điều quan trọng là hãy dạy con về giá trị của món đồ.
2. Trẻ đánh lại bố mẹ
Những đứa trẻ thường xuyên đánh bố mẹ và sử dụng bạo lực với mọi người xung quanh được xem là hư hỏng. Chỉ cần một câu nói không vừa ý, trẻ liền sử dụng bạo lực hoặc chửi mắng bố mẹ, người lớn tuổi.
Thực tế, trẻ nhỏ có một giai đoạn thích đánh người xung quanh. Bởi trẻ còn nhỏ, thích và ghét rõ ràng, không làm chủ được cảm xúc, mọi cung bậc cảm xúc đều biểu hiện trên nét mặt. Nếu trẻ có dấu hiệu đánh bố mẹ, mắng chửi người lớn tuổi. Bố mẹ cần uốn nắn kịp thời, nếu nhắm mắt làm ngơ nghĩa là bố mẹ đang tiếp tay biến trẻ thành một con người hung bạo đối với người xung quanh và trở thành mối đe dọa của xã hội.
Trẻ 3, 4 tuổi đánh bố mẹ, mọi người có thể xua tay và bảo đứa trẻ còn nhỏ và không hiểu chuyện. Nhưng khi đứa trẻ trưởng thành và thói quen xấu vẫn không thay đổi, mọi người sẽ nhìn nhận đó là một đứa trẻ không được giáo dục. Khi đứa trẻ ra đời, nó sẽ bị xã hội phê phán và đồng thời họ sẽ đổ lỗi cho cách giáo dục của cha mẹ.
3. Trẻ không biết chia sẻ, ích kỉ
Tình yêu thương quá mức sẽ khiến con cái trở nên thay đổi, thích ăn những thứ chỉ thuộc về riêng mình, cho rằng thứ gì cũng là thuộc về mình, càng không có chuyện chia sẻ với người khác.
Một ví dụ rất dễ bắt gặp đó là: Em gái thấy cốc nước của anh trai khác mình, muốn chiếm luôn lấy phần nước uống của anh, ngay sau đó anh trai liền một hơi uống hết nước trong cốc, không để lại cho em gái chút nào, rồi một câu cũng không nói và quay người đi.
Nhiều người thấy con trẻ tham ăn, ăn độc thì cười cho rằng trẻ con đều thế cả, thậm chí còn lấy đó làm vui đùa. Câu cửa miệng họ thường dọa những đứa trẻ như vậy là: "Nhanh lên không sẽ người khác sẽ ăn mất phần bây giờ!".
Nếu không được uốn nắn kịp thời, những đứa trẻ đó sẽ trở nên ích kỉ, không biết chia sẻ với người khác dù là người thân đi chăng nữa, càng đừng nói gì đến người ngoài.
4. Bố mẹ thay con làm tất cả công việc
Bạn có giúp con mặc đồ, đeo cặp, dọn dẹp bàn học? Việc nuông chiều con quá mức sẽ khiến trẻ ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, hãy để bé thực hiện công việc trong khả năng của mình thay vì bố mẹ làm hết tất cả. Đó có thể không phải là những công việc phức tạp, nhưng để con tự làm những việc phù hợp với độ tuổi.
5. Trẻ đòi hỏi, ra điều kiện với bố mẹ
"Nếu con làm xong bài tập, mẹ phải cho con tiền. Nếu con không xem ti vi, bố phải mua đồ ăn cho con...". Khi con cái mở miệng ra là đặt điều kiện với bố mẹ, bạn cần phải xem lại cách giáo dục của mình đối với trẻ. Học hành là bổn phận và nhiệm vụ cả đời của trẻ. Khi trẻ nhìn nhận việc học chỉ là "bàn đạp" để đạt được thỏa thuận điều kiện với bố mẹ, nghĩa là trẻ đang học cho bố mẹ chứ không phải học cho chính bản thân mình, vậy có thể tiên đoán tương lai của đứa trẻ rất mờ mịt, bởi trẻ có thể xem việc học như một trò đùa, chẳng hạn khi trẻ chán thì bỏ, hoặc dỗi bố mẹ thì cắt ngang việc học giữa chừng.
Việc bố mẹ hạn chế trẻ xem ti vi là muốn bảo vệ mắt của trẻ, nhưng trẻ liền đặt điều kiện với bố mẹ, nghĩa là trẻ không thể cảm nhận tình thương yêu của bố mẹ đối với mình. Điều này chứng tỏ cách giáo dục của bố mẹ đã có một lỗ hổng, và bố mẹ đã gián tiếp tạo một thói quen xấu cho trẻ. Nếu con có thói quen luôn đặt điều kiện với bố mẹ, muốn bố mẹ treo giải thưởng bằng vật chất, thì bạn nên uốn nắn con kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.
Những việc bố mẹ cần làm để trẻ trở nên ngoan ngoãn và rèn luyện tính cách tốt hơn
Nếu bạn là người cha hoặc mẹ quá chiều chuộng trẻ để trẻ hình thành những tính cách xấu thì ngay từ bây giờ bạn hãy thắt chắt lại những kỹ luật và nguyên tắc đối với trẻ. Sau đây sẽ là một số nguyên tắc cơ bản để bé được uốn nắn, rèn luyện một tính cách tốt hơn:
– Đầu tiên, ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức thì mẹ cần dạy trẻ việc nào được làm và việc nào không được làm cũng như việc nào mình cần phải tự giải quyết. Nếu bạn có những nội quy trong gia đình thì càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ biết việc nào nên làm và không nên làm, cũng biết tiết chế hành vi của mình sao cho đúng mực hơn.
– Khi bạn đưa ra những nội quy thì chắc chắn phải có những hình phạt khi bé không tuần theo nội quy đó để bé biết mà không dám tái phạm nữa. Tuy nhiên cha mẹ cũng đừng dùng biện pháp đòn roi đối với trẻ mà thay vào đó là những hình phạt như: Úp mặt vào tường, không cho xem tivi hoặc phạt trẻ ngồi im một mình và cần nói rõ cho con biết về hành vi sai trái của trẻ.
– Có hình phạt là phải có phần thường, đây không phải là nuông chiều mà là phần thưởng cho những cố gắng mà trẻ đạt được. Điều này sẽ giạy trẻ biết cố gắng hơn trong những công việc của mình.
– Ngoài yếu tố về việc dạy dỗ, rèn luyện trẻ thì chính cha mẹ cũng phải biết kiên định cũng như là thống nhất trong cách dạy con của mình. Khi bạn đã ra nội quy là không được phép thì dù trẻ có khóc hay giận dỗi thì cha mẹ nhất định không được mềm lòng. Hoặc khi bé đã cố gắng giữ đúng nội quy đó và bạn hứa tặng bé một phần thưởng thì nhất định phải giữ đúng lời hứa. Sự kiên định này của cha mẹ sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn những gì được phép và không được phép.
Cha mẹ nào cũng muốn con học giỏi và nhân cách thật tốt. Việc này cũng được quyết định bởi một phần nuôi dạy con của cha mẹ. Nuông chiều quá mức là một cách nuôi dạy khiến trẻ không những hình thành được những tính cách không tốt mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy và một số kỹ năng sống cần thiết. Tốt nhất, cha mẹ hãy để trẻ tự giải quyết các việc của mình, không nên đáp ứng tất cả những thứ trẻ yêu cầu mà thay vào đó hãy tặng cho trẻ phần thường trong những trường hợp cần thiết.
Tiểu Kê t/h
Link nội dung: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/5-dau-hieu-cua-tre-cho-thay-ban-dang-nuong-chieu-con-qua-muc-540881.html