5 điều để tiền bạc không phá vỡ hôn nhân của bạn

Thực tế không có những giấc mơ hồng với “một túp lều tranh, hai trái tim hồng”, thay vào đó là những gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Đôi khi cơm áo gạo tiền đang giết chết sự lãng mạn, thậm chí là cả hôn nhân của nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần khéo léo một chút, bạn có thể cùng nửa kia tháo gỡ khó khăn này.

1. Hiểu rõ sự khác biệt của nhau

Đầu tiên, hãy hiểu rõ sự khác biệt giữa bạn và nửa kia cũng như cách nhìn nhận về một vấn đề nào đó. Nếu giữa hai bạn có sự khác nhau trong quan niệm về tiền bạc.

Hãy thẳng thắn chia sẻ để nắm bắt được suy nghĩ của nửa kia cũng như làm thế nào để dung hòa sự khác biệt đó.

Không gì giúp giải quyết mâu thuẫn vợ chồng tốt hơn sự tôn trọng dành cho nửa kia. (Ảnh minh họa)

Không gì giúp giải quyết mâu thuẫn vợ chồng tốt hơn sự tôn trọng dành cho nửa kia. (Ảnh minh họa)

2. Tôn trọng sự khác biệt

Cho dù bạn không đồng ý với quan điểm của nửa kia về tiền bạc, bạn vẫn nên tôn trọng ý kiến và hãy tìm hiểu nguyên nhân đằng sau đó.

Có thể đôi khi anh ấy đưa ra quyết định đúng, vì vậy, đừng đánh giá một cách chủ quan hay có định kiến.

Không gì giúp giải quyết mâu thuẫn vợ chồng tốt hơn sự tôn trọng dành cho nửa kia.

Hãy thử nhìn theo cách của anh ấy để hiểu mục đích vì sao họ đưa ra quyết định như vậy.

3. Thời gian suy nghĩ

Cho dù cách sử dụng tiền của nửa kia có khiến bạn khó chịu ra sao, hãy cố gắng dành thời gian để bình tĩnh và phân tích sự việc một cách khách quan.

Đừng để tâm trạng bực tức ảnh hưởng đến hành động làm bạn hối hận sau này. Luôn điềm tĩnh và chú ý đến những điều quan trọng trong mối quan hệ của mình.

Thay vì đổ lỗi cho nhau mỗi khi nửa kia mua sắm bất cứ món đồ gì, hãy tìm hiểu nguyên nhân của việc đó.

4. Trao đổi

Một cách tuyệt vời để hóa giải các xung đột trong cuộc hôn nhân đó là hãy ngồi lại và dành thời gian để trao đổi về chúng.

Nếu tiền bạc luôn là nguồn gốc mọi cuộc tranh cãi của hai bạn thì hãy cùng nhau tìm ra cách để xử lí các khoản nợ nhanh chóng hoặc cách tránh lặp lại những vấn đề tương tự trong tương lai.

Một lần nữa, đổ lỗi cho nhau không giúp bạn giải quyết vấn đề.

5. Lên ngân sách

Một khi việc tiền bạc được đề cập thoải mái giữa hai người, đã đến lúc hai bạn cần lập kế hoạch tài chính hoặc ngân sách cho gia đình mình.

Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát và theo dõi sát sao các khoản chi tiêu và thu nhập của mình.

Bạn sẽ đảm bảo thanh toán đầy đủ các hóa đơn hàng tháng, do đó, không có lí do gì khiến bạn phải tranh cãi về tiền bạc nữa.

Bạn cũng có thể dành cho bản thân một khoản tiền tiêu riêng nhất định mỗi tháng cho những khoản bạn muốn.

6. Giải quyết các món nợ

Nếu vẫn có các món nợ tồn đọng, sự căng thẳng sẽ càng đè nặng lên cuộc hôn nhân của bạn.

Bạn cần ưu tiên giải quyết các món nợ và thanh toán các hóa đơn hàng tháng trước hết hơn là tiêu vào những khoản khác không nằm trong kế hoạch.

Hãy cố gắng hạn chế mua sắm những đồ dùng mới.

7. Tuân theo kế hoạch

Sau khi lập ngân sách, hãy bám sát với kế hoạch chi tiêu đó và hạn chế tối thiểu những chi phí nằm ngoài dự kiến. Chúng sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn.

Việc này có thể khó khăn lúc ban đầu nhưng lại giúp bạn cải thiện vấn đề rõ rệt sau một khoảng thời gian.

Hãy tránh trở thành một người tiêu dùng bốc đồng sẵn sàng mua mọi thứ mình thích. Đó là cách giúp bạn vượt qua những sóng gió trong cuộc hôn nhân do tiền bạc ma